Cách trộn đất dinh dưỡng và Thay đổi độ chua trong đất

Cách trộn đất dinh dưỡng và Thay đổi độ chua trong đất là quá trình kết hợp các thành phần đất và phân bón/ chất dinh dưỡng khác nhau cũng như điều chỉnh mức độ acid hoặc kiềm trong đất để tạo ra một hỗn hợp đất có chứa đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết và độ pH phù hợp cho cây trồng, tạo điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Cách trộn đất dinh dưỡng và Thay đổi được độ chua trong đất

I. Trộn đất dinh dưỡng như thế nào

Đất dinh dưỡng là đất tơi xốp, phì nhiêu, thoát nước tốt, được trộn bởi các nguyên liệu, cách trộn như sau

1. Lấy đất vườn rau, vườn cây ăn quả

Dùng đất bùn hoai trong vườn rau hoặc cây ăn quả, thêm một ít phân, nước giải tích đông lại, sau mấy tháng nghiền nhỏ, bỏ sạn sỏi để chuẩn bị dùng.

2. Đất mặt có lá mục

Xúc đất có cỏ bên đường, thu thập lá rụng, vỏ xác rau, vỏ đậu ván và bùn trộn rồi ủ đông, tưới thêm một ít nước giải, sau khi lên men hoai thì đào lên dùng.

3. Đất cát thô hoặc đất hun

Dùng đất cát thô bên bờ sông hoặc đất hun nghiền nhỏ trộn với nhau thành đất trồng cây cảnh.

Đất cát thô hoặc đất hun

4. Dùng 50% đất vườn rau, vườn quả

Dùng 50% đất vườn rau, vườn quả thêm vào 30% đất mùn và 20% đất cát thô, trộn với nhau thành đất trồng. Nếu bớt đất vườn rau, vườn quả đi 10-15%, thêm 20-30% bùn bờ sông vào thì càng tốt.

II. Làm thế nào thay đổi được độ chua trong đất

Mỗi loài cây cảnh yêu cầu độ pH nhất định, nếu cao hơn hoặc thấp hơn giới hạn cần thiết cây sẽ khó hấp thu được dinh dưỡng, dẫn đến bệnh thiếu dinh dưỡng, (nặng có thể làm cho cây chết). Nói chung các loài cây cảnh thường ưa đất chua như hoa trà, trinh nữ, dạ hương, hoa lan, đỗ quyên, cỏ đuôi phượng, cẩm cù, cỏ chân vịt... thích hợp pH 4,5-6,5 hoặc đất hơi chua pH 6,5 -7,0 như: chuối cảnh, cỏ kim ngư, trúc quế hương, măng leo, báo xuân tứ quý... Các cây hoa cánh vàng, dâm bụt 3 màu, hoa thủy tiên, môn kim hương, cúc lá dưa, hoa quê. hoa hồng, mẫu đơn lại ưa đất có pH 6,5-7,5. Những loài hoa nghênh xuân, trúc đào lá hẹp, quỳ thiên trúc, phật thủ, lan quân tử, cẩm chướng, mai lá nhỏ yêu cầu pH 7,3-8.

Muốn thay đổi độ pH ta thường dùng các biện pháp sau: Nếu pH quá thấp (chua) thì bón thêm vôi hoặc tro bếp; khi pH quá cao (kiềm) có thể thêm một ít sunphat nhôm, sunphat sắt, bột lưu huỳnh, mùn, thường tưới dung dịch sunphat sắt và sunphat nhôm làm cho đất tăng thêm tính chua.

Viết bình luận