Những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh

Những nhân tố ảnh hưởng và ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng và phát triển của cây cảnh bằng cách cung cấp nguồn năng lượng để quang hợp, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng, điều chỉnh quá trình chuyển hóa và gia tăng sự phát triển của cây cảnh.

Những nhân tố ảnh hưởng và Ánh sáng có tác dụng gì đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh

1. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh

Cũng như các thực vật khác, cây cảnh có yêu cầu ảnh sáng, nhiệt độ, không khí, đất, nước, phân bón thích hợp và không có sâu bệnh hại xâm nhiễm. Đương nhiên mỗi một loài hoa có những điều kiện khác nhau, cho nên người trồng hoa phải tìm hiểu tập tính riêng của loài hoa đó theo các điều kiện thích nghi. Nếu đánh đều coi tất cả có cùng một điều kiện ánh sáng, phân bón, nhiệt độ,... hoặc không nhận biết cây hoa đã nhiễm sâu bệnh thì người đó sẽ không quan sát thấy hoa và không thể nuôi trồng hoa.

2. Ánh sáng có tác dụng gì trong sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh

Ánh sáng có tác dụng vô cùng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Bất cứ một loài thực vật nào cũng phải dựa vào lá để hấp thu ánh sáng, tiến hành quang hợp, tạo ra dinh dưỡng cần thiết. Ánh sáng đầy đủ, tác dụng quang hợp mạnh, cây cảnh sẽ sinh trưởng khỏe, mọc nhiều hoa, hoa to; ngược lại, thiếu ánh sáng cây cảnh sinh trưởng chậm. Ánh sáng đủ không có nghĩa là phải đưa cây ra phơi nắng - mùa hè tốt nhất là để cây cảnh dưới bóng râm hoặc dưới giàn che để tránh ánh sáng trực xạ. Phải chú ý, mỗi một loài hoa yêu cầu ánh sáng không như nhau, cho nên phải phân chia cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây ưa nửa bóng nửa sáng.

Ánh sáng có tác dụng gì trong sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh

Những loài ưa sáng không thích nghi với thời tiết âm u lâu, mưa nhiều, nếu mây tan thì phải đưa cây ra ngoài sáng. Ví dụ như: cây hoa tử vi, hoa nguyệt quế, thạch lựu, hoa chuỗi đỏ, hoa mai, hoa súng, hoa bạch lan, cúc lá dưa, hoa trúc đào , hoa hướng dương, hoa báo xuân.

Những loài cây ưa bóng không thể để lâu ngoài sáng, cũng không chịu được hạn. Cho nên khi thời tiết khô nóng phải đưa cây vào trong bóng và tưới thêm nước. Những loài này có lá mỏng và to, tầng cutin rất mỏng, cuống lá dài ngắn khác nhau như: hoa trà, măng leo, hổ leo tường, thu hải đường, nam thiên trúc, hoa lan, trúc lưng rùa.

Những loài cây cảnh ưa nửa sáng cùng có thể sinh trưởng trong điều kiện đủ ánh sáng hoặc có bóng nhẹ. Nhưng khi có ánh sáng mạnh mùa hè cần phải che bóng một ít. Những loài cây này có mai, hoa hồng, hoa quế, hoa anh đào, hoa bạch lan.

Một số loài cây cảnh có tập tính ra hoa liên quan mật thiết với thời gian chiếu sáng; căn cứ vào yêu cầu khác nhau về thời gian chiếu sáng có thể chia ra cây ưa chiếu sáng dài, cây ưa chiếu sáng ngắn và cây ưa chiếu sáng vừa.

Cây ưa chiếu sáng dài thường ở vùng nhiệt đới và thường ra hoa vào mùa hè. Loài cây này mỗi ngày cần 12-14 giờ chiếu sáng mới có thể ra hoa như cây lan tím, cúc lá dưa, anh đào 4 mùa, hoa báo xuân.

Cây ưa chiếu sáng ngắn thường mỗi ngày cần 8-10 giờ chiếu sáng mới có thể nở hoa, như: hoa cúc, lan móng cua, chuỗi đỏ, hoa phù dung.

Cây ưa chiếu sáng trung bình yêu cầu thời gian chiếu sáng không rõ, nói chung mỗi ngày 10-12 giờ là có thể nở hoa như cây cẩm chướng...

Viết bình luận