Khi trồng cây đỗ quyên vào chậu và thay chậu cần chú ý những gì?

Khi giâm cành đỗ quyên sống là có thể đem trồng vào chậu. Tốt nhất là dùng chậu đất, sau đó là chậu cát tím và chậu sành. Chọn kích thước chậu, để tránh cây nhỏ chậu lớn. Nếu chậu quá to, đất chậu khó khô, thoáng khí kém, đồng thời rễ không đến vách chậu, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con. Nói chung nên dùng chậu có đường kính 10cm, sau 1 năm chuyển sang chậu 15cm.

cay-do-quyen-bonsai-1

Khi trồng vào chậu cần chú ý làm tầng thoát nước, trước hết dùng mảnh ngói đậy lỗ thoát nước, rồi bỏ vào một tầng đất thô, và cho một ít đất mịn. Sau đó đưa cây vào, một tay giữ cây, một tay lấp đất. Lấp đất đến cách miệng chậu 2cm, sau đó nén chặt xung quanh, lắc chậu; tưới nước cho đến khi nước chảy đến đáy chậu.

Cây đỗ quyên cần được thay chậu trong 2 trường hợp sau: một là khi cây con lớn, bộ rễ đầy chậu, đáy chậu có rễ ra ngoài. Hai là cây sinh trưởng 2-3 năm dinh dưỡng đã tiêu hao hết, phải bổ sung dinh dưỡng.

Thay chậu cho cây hoa đỗ quyên thường tiến hành vào mùa xuân sau khi hoa nở và mùa thu trước khi cây ra nụ hoa. Khi thay chậu ngoài việc bỏ bớt đất cũ, còn phải cắt bớt rễ sâu, khi thay chậu cây con, không cần cắt rễ. Thay vào mùa thu cần chú ý giữ ấm trong mùa đông, nếu không có nhà kính có thể hướng về phía mặt trời đậy bằng tấm nilong là có thể qua đông. Nói chung cây con mỗi năm thay chậu 1 lần, cây lớn 2 năm thay 1 lần.

Viết bình luận