Cây cảnh có bao nhiêu loài?
Mục lục nội dung
Cây cảnh có khoảng 4.000 loài. Có nhiều cách phân loại khác nhau, có thể căn cứ vào đặc trưng hình thái, điều kiện sinh thái, tác dụng cảnh quan để phân loại. Phổ biến nhất vẫn là dựa vào đặc điểm hình thái và chia chúng ra làm hai loại.
1. Cây cảnh thân cỏ
Loại này nói chung có thân mềm, thấp, thân cỏ, không có phần gỗ. Cây cảnh thân cỏ lại được chia làm ba loại:
1.1. Cây 1 năm
Loại này thường ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, không chịu rét. Hạt gieo vào mùa xuân, mùa hè cây nở hoa, kết trái, nhưng đến mùa đông gặp sương thì bị chết, như: hoa mào gà, hoa cúc, hoa phượng tiên, hoa chuỗi đỏ, anh đào mỹ nữ...
1.2. Cây 2 năm
Loại này hạt gieo vào mùa thu, mùa xuân năm sau sinh trưởng, nở hoa, kết trái, đến khi trời nóng, quả chín thì cây chết.
Loại này ưa nhiệt độ thấp, không chịu được nhiệt độ cao của mùa hè. Chu kỳ sống 2 năm như hoa cẩm chướng, quế trúc hương, cỏ kim ngư, lan hoa tím.
Cây 1 năm, 2 năm đều là cây nở hoa một lần.
1.3. Cây nhiều năm
a. Cây cảnh có rễ chùm
Tuổi thọ có thể sống trên 2 năm, trồng một lần có thể sinh trưởng trong nhiều năm. Các vùng lạnh thân cành lá hoàn toàn chết khô, nhưng phần rễ vẫn còn sống, ngủ nghỉ một mùa đông, mùa xuân năm sau lại nảy chồi mới, mọc lá mới và nở hoa, kết trái.
Loại này có hoa cúc, hoa hướng dương, cúc châu Phi, bạc hà, mã lan, hoa vàng một cành, vạn niên thanh...
b. Cây cảnh có rễ củ
Phần rễ phình lên dạng cầu, dạng khối, dạng củ hoặc vẩy. Dựa vào thời gian trồng khác nhau lại chia ra hai loại: Cây hoa rễ củ trồng mùa xuân và cây rễ củ trồng mùa thu.
Người ta còn dựa vào hình thái của rễ mà chia ra dạng cầu, dạng củ, dạng thân củ, dạng thân vẩy. Dạng cầu có hoa lay ơn, lưỡi đồng; dạng thân củ có cây vân môn, cây lá sọc dưa; dạng củ có hoa đại lễ; dạng vẩy có phong tín tử, hoa thủy tiên, hoa loa kèn.
c. Cây cảnh chất thịt, nhiều nước
Đặc điểm cơ bản là hoa có thân và lá phì, lá thoái hóa thành dạng kim, trong thân có rất nhiều nước, ưa ấm và ấm, chịu được khô hạn, như hoa súng, hoa liên đài, hoa ngọc thụ... Hoa thủy sinh thường mọc dưới nước, như: tỏi nước, hoa súng, thùy liên, mắt phượng.
2. Cây cảnh thân gỗ
Loại này thân hóa gỗ, cứng, sinh trưởng nhanh, nói chung cao to hơn cây thân cỏ. Căn cứ vào đặc trưng hình thái có thể chia ra 2 loại: cây gỗ, cây bụi.
Cây cảnh thân gỗ cao to có thân thẳng đứng, sinh trưởng mạnh, nhiều cành. Dựa vào tập tính sinh trưởng có thể chia ra cây gỗ thường xanh và cây gỗ rụng lá. Hoa cây gỗ thường xanh như ngọc lan, bạch lan, hoa quế, mộc liên; cây rụng lá như bạch ngọc lan, hoa mai, hoa bích đào, hoa hải đường.
Cây bụi không có thân rõ rệt, thân hình nhỏ, thường phân nhánh từ gốc, cũng có thể chia ra cây bụi thường xanh và cây bụi rụng lá. Hoa cây bụi thường xanh có hoa đỗ quyên, hoa trà, trúc đào lá hẹp; cây bụi rụng lá có hoa tường vi, hoa hồng, hoa báo xuân, hoa mai, hoa thạch lựu.
3. Cây cảnh dây leo
Loại này có thân dài, không thẳng đứng, mọc bò lan, thường xanh như dây thường xuân, hoa kim ngân; rụng lá có hoa lăng tiêu, hoa dây tím, hoa hổ bò tường.
Một cách phân loại khác là dựa vào điều kiện sinh thái, nghĩa là dựa vào yêu cầu của hoa đối với nhiệt độ, ánh sáng, nước mà phân ra như hoa chịu rét, hoa nửa chịu rét, hoa không chịu rét; căn cứ vào ánh sáng chia ra hoa ưa sáng, hoa ưa bóng, hoa ưa nửa bóng nửa sáng; căn cứ vào nhu cầu nước chia ra cây cảnh mọc trong nước, cây ưa ẩm, cây ưa hạn, cây trung sinh.
Người ta còn dựa vào tác dụng thưởng thức mà chia ra loại cây cảnh để xem hoa, loại cây để xem lá, loại để xem quả, loại để xem thân và loại để thưởng thức mùi vị.
Viết bình luận