Nước có ảnh hưởng gì đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh và Khi tưới nước cho cây cảnh ta cần chú ý những gì

Nước có ảnh hưởng quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây cảnh bởi vì nó cung cấp độ ẩm, chất dinh dưỡng và tác động lên quá trình hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây. Việc cung cấp đúng lượng và thời điểm tưới nước phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt của cây cảnh.

Nước có ảnh hưởng gì đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh và Khi tưới nước cho cây cảnh ta cần chú ý những gì

1. Nước có ảnh hưởng gì đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh

Nước là một điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh, nước trong đất và độ ẩm không khí thích hợp với cây cảnh là một nhân tố mấu chốt làm cho cây mọc khỏe. Hàm lượng nước trong cây thường trên 80%, cho nên nước là một tổ thành quan trọng của cây.

Nước còn là nguyên liệu để tiến hành quang hợp, chất dinh dưỡng mà cây hấp thu phải được tan trong nước mới có thể hút vào cây, các hoạt động sinh lý của cây đều được tiến hành khi có nước. Ngoài ra nước còn bảo đảm cho tế bào cây trao đổi chất bình thường, không có nước thì cây không sống được.

Tuy nước quan trọng như vậy nhưng nếu mức hấp thu vượt quá mức tiêu hao, lượng nước trong cây quá nhiều thì cây sinh trưởng yếu ớt, khả năng chống rét kém, sức đề kháng giảm, dễ gây ra thối rễ, rụng lá và có thể làm cho cây chết.

2. Khi tưới nước cho cây cảnh ta cần chú ý những gì

Đối với người nuôi trồng cây cảnh, nắm vững kỹ thuật tưới nước là việc vô cùng quan trọng.

Trước hết phải chọn chất lượng nước tưới thích hợp, tốt nhất là nước trung tính hoặc hơi chua. Người ta thường dùng nước tưới cây cảnh là nước sông, nước ao, nước mưa, nước máy và nước giếng. Trong các loại nước đó nước mưa là tốt nhất, nó có rất nhiều chất tự nhiên, sau đó là nước sông và nước ao, nước này có độ phì lớn, nhất là nước ao màu hơi vàng lục. Nước giếng có nhiều chất khoáng nhưng không cần cho thực vật, dễ làm kiềm hóa đất, nên chỉ dùng khi không có loại nước khác.

Trong thành phố phổ biến nhất là dùng nước máy, loại nước này đã qua xử lý làm sạch, ít chất khoáng, nhưng có nhiều chất thuốc hóa học và Javel. Tốt nhất là tích nước mưa sau một ngày để chất khoáng lắng đọng, nhiệt độ nước và đất gần nhau rồi tưới, cây hoa dễ tiếp nhận. Trước khi tưới có thể cho thêm vào nước mưa một ít vỏ quả, vỏ đậu ván tươi để làm nước chua hơn. Nếu nước quá lạnh, nhiệt độ dưới 10⁰C tốt nhất là đun nước ấm lên gần với nhiệt độ của đất.

Khi tưới nước cho cây cảnh ta cần chú ý những gì

Thứ hai là phải nắm vững thời gian tưới nước. Thời gian tưới nước cần căn cứ vào mùa, vào nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Mùa hè và mùa thu nhiệt độ cao cần tưới vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh tưới nước vào buổi trưa hoặc sau buổi trưa, vì nhiệt độ không khí cao làm cho nhiệt độ đất cao nếu tưới nước lạnh vào sẽ làm cho cây dễ bị thương. Mùa xuân hoặc giữa thu trời mát mẻ thường tưới vào buổi trưa; còn mùa rét thường tưới vào lúc 2-3 giờ chiều, về số lần tưới nước, vào mùa hè thời tiết khô nóng, cây thân cỏ cứ 1-2 ngày tưới 1 lần; Với cây gỗ cách 3-4 ngày tưới 1 lần.

Nếu không khí quá khô nên tưới lên lá xung quanh cây để làm giảm nhiệt độ, tăng độ ấm và có thể rửa sạch bụi trên mặt lá, có lợi cho hô hấp, tăng khả năng quang hợp của cây. Vào mùa thu, khí trời mát mẻ số lần tưới nước có thế giảm xuống 3-4 ngày 1 lần; đến mùa đông cây bước vào trạng thái ngủ nghỉ cần căn cứ vào thời tiết và độ ẩm không khí mà tưới 5-10 ngày 1 lần.

Thứ ba là phải căn cứ vào tập tính và tình hình sinh trưởng của cây cảnh mà xác định lượng nước tưới. Cây trồng trong chậu trong kỳ sinh trưởng mạnh phải tưới nhiều nước, nhưng khi hoa nở lại tưới ít nước, nếu không sẽ làm hoa rụng. Khi nhiệt độ thấp hoặc trời râm cũng nên tưới ít nước, vì lúc này cây bốc hơi chậm. Trời mưa mặc dù nước không thấm đến chậu vẫn không cần tưới vì cây có thể lấy nước trong không khí ẩm. Dĩ nhiên cần tìm hiểu nhu cầu nước của từng loài cây ưa khô hay ưa ẩm.

Tóm lại điều mấu chốt của tưới nước là tưới vừa phải; tưới nhiều hay ít quá đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cảnh. Tưới quá nhiều thường làm cho đất bị nén chặt, không khí khó thông gây ra thiếu oxy làm ức chế hô hấp của rễ, khi thiếu oxy các loài vi khuẩn yếm khí hoạt động mạnh dễ làm cho bộ rễ bị thối. Nếu tưới nước không đủ cũng gây ra bệnh khô héo lá, thậm chí làm cho cây chết.

Viết bình luận