Làm thế nào thông qua lá có thể phán đoán cây cảnh thiếu dinh dưỡng?

Mỗi một chất dinh dưỡng đều có những chức năng sinh lý riêng, khi thiếu chất dinh dưỡng nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa và biểu hiện những triệu chứng đặc trưng, trước hết là thể hiện trên phiến lá. Do vậy, quan sát sự biến đổi bên ngoài của lá ta có thể phán đoán được cây cảnh thiếu chất dinh dưỡng nào.

Làm thế nào thông qua lá có thể phán đoán cây cảnh thiếu dinh dưỡng

Nếu triệu chứng thể hiện ở lá già, nói lên các nguyên tố thiếu trong cây có thể di động, như N, P, K, Mg, Zn. Nếu triệu chứng thể hiện ở mô phân sinh nói lên các nguyên tố đó không thể di động, sẽ không tận dụng lại được, như các chất Ca, Fe, B.

Khi thiếu N, cả cây thể hiện màu xanh lục sẫm, cuống lá tím, phát triển chậm, lá già không có đốm nhưng gân lá có màu vàng, lá dễ rụng.

Thiếu K hoặc thiếu Zn các lá già thường biến vàng, đỏ, tím, lá khô rủ xuống, mép lá vàng dần vào trong, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh, mép lá uốn cong dưới lên hoặc trên xuống, lá bị khô héo dần.

Thiếu B hoặc Ca thường biểu hiện ở lá non, rất dễ dẫn đến khô héo ngọn, nhưng khi thiếu S, Fe, Mn, Mo, Cu thì chồi ngọn không bị khô.

Khi thiếu Fe lá non dễ thể hiện màu trắng vàng, gân lá vẫn còn xanh, nói chung không bị khô héo, nhưng thời gian kéo dài, mép lá sẽ khô héo dần.

Triệu chứng thường thấy do thiếu dinh dưỡng ở một số loài cây cảnh được thể hiện ở Biểu 3.

Làm thế nào thông qua lá có thể phán đoán cây cảnh thiếu dinh dưỡng

Nguyên nhân gây ra thiếu dinh dưỡng có rất nhiều, chủ yếu là về số lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất không thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây hoa; thành phần phân bón không cân bằng; đất quá chua hay quá kiểm cũng làm cho các nguyên tố dinh dưỡng trong đất mất hiệu lực, tính chất vật lý đất không tốt không thể phát huy được tiềm lực phân trong đất, sự biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu một số chất dinh dưỡng.

Biểu 3. Triệu chứng thiếu một số nguyên tố chủ yếu

Nguyên tố

Triệu chứng thường gặp

N

Lá nhạt, còi, thân bé và nứt, lá nhỏ, nặng làm cho lá vàng khô, ít bị rụng.

P

Lá xanh sẫm, mọc chậm, gân lá vàng, có màu tím, cuống lá tím, lá dễ rụng.

K

Lá phía dưới có đốm, đầu lá và mép lá khó vàng, biến nâu và xoăn, lá phía dưới rụng.

Mg

Lá phía dưới vàng, xuất hiện đốm khô, gân lá không vàng, mép lá cuốn ngược, giữa gân lá vàng khó.

Fe

Lá mới bị vàng, nhưng gân lá xanh, đầu lá khô và lan rộng, chỉ còn gân lá màu xanh.

Mn

Lá mới bị vàng, chỉ gân màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đốm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhò.

S

Lá mới xanh nhạt, nhạt vùng giáp giới gân lá và thịt lá, có lúc có đốm, nhưng lá không khô.

Ca

Đầu lá bị khô thối thành dạng móc câu, chồi thường bị chết, bộ rễ bị chết.

B

Đầu ngọn chết khô, gốc lá non bị thối, thân vá cuống lá rất ròn, bộ rễ bị chết, nhất là đầu rễ.

Nghề trồng hoa gia đình muốn không gặp sự thiếu dinh dưỡng có thể áp dụng mấy biện pháp sau:

• Một là phải theo tập tính sinh trưởng của các loại hoa, kịp thời đảo chậu và bón lót phân.

• Hai là trong thời kỳ sinh trưởng phát triển để bù lại thành phần dinh dưỡng trong đất có thể tưới bón thúc phân, nói chung cứ 10 ngày bón một lần. Có những loài cây có thể bón ngoài rễ như cây quan sát quả phun 0,05-0,1%KH₂ PO₄ có thể phòng trữ được rụng quả làm quả mập, có màu tươi đẹp.

• Ba là những cây hoa ưa đất chua có thể mỗi tháng bón 1 lần nước phèn (khi pha nước phân thêm 1% FeSO₄, sau khi hoai là thành nước phèn) để thay thế phân nước. Nếu thiếu Fe nghiêm trọng cứ mấy ngày tưới nước phèn 1 lần. Cây hoa đỗ quyên, hoa trà, ưa chua trong kỳ sinh trưởng phát triển phun 0,2-0,5% dung dịch FeSO₄, có thể làm cho lá xanh sáng hơn.

• Bốn là có thể dùng loại phân bón hoa tổng hợp.

• Năm là không nên dùng nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Nồng độ sử dụng cần phải được xem xét đến cây khỏe, yếu, già, non cây con trong kỳ nảy chồi, nồng độ phải thấp, kỳ rụng lá hoặc sinh trưởng mạnh nồng độ phải hơi cao, kỳ hoa nở nói chung không nên phun thuốc.

Viết bình luận