Cây cảnh thường bị hại bởi những loài sâu nào và Cách phòng trừ thế nào?
Mục lục nội dung
Sâu hại cây cảnh thường được chia ra các loại sau: sâu hại rễ, hại thân, hại lá, hại hoa quả. Phòng trừ chúng ta cần kiên trì nguyên tắc: "Phòng là chính, trừ tổng hợp". Ngoài việc tăng cường kiểm dịch, trồng đúng kỹ thuật, chú ý vệ sinh đất và môi trường còn cần phải bảo vệ thiên địch, bẫy đèn, bắt trực tiếp, ngâm nước nóng, dùng thuốc.
Hiện nay ta thường gặp một số loài sâu hại cây cảnh như sau
1. Rệp sáp
Rệp sáp có thân nhỏ, tiết ra chất sáp, tụ tập trên cành, lá, quả, dùng miệng hút nhựa trên lá, cành làm cho cành khô mà chết.
Ta thường gặp các loài rệp sáp trên các loài cây trà, xấu hổ, hoa hồng, quế, mai, thạch lựu, trúc lưng rùa, mễ lan, bạch lan (Hình 24).
♦ Phương pháp phòng trừ: Trong thời kỳ trứng rệp sáp nở phun Rogor 0,1% hoặc ĐVP 0,1% 7-10 ngày phun 1 lần, phun liên tục 2-3 lần, bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa, ong nhỏ bắt rệp.
Hình 24. Rệp sáp
2. Nhện đỏ
Nhện đỏ có thân nhỏ, dài 1mm màu vàng hoặc đỏ, sức sinh sản mạnh, mỗi năm trên 10 lứa. Khi nhiệt độ cao, khô hạn, sinh sản càng nhanh gây hại càng nặng. Nhện trưởng thành dùng miệng chích hút nhựa trong mô thịt lá làm mất chất diệp lục, làm cho lá có các đốm vàng rồi rụng (Hình 25).
Ta thường gặp nhện đỏ trên phật thủ, quất, hoa hồng, hoa quế, hướng dương, chuối rẻ quạt...
♦ Phương pháp phòng trừ: Hái hết lá bị khô, phun thuốc Dicofol 0,1%. Phun DDVP 0,1% hoặc Rogor 0,1% để diệt nhện trưởng thành, phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3 ⁰Be để diệt trứng.
Hình 25. Nhện đỏ
3. Rệp ống
Hình 26. Rệp ống
Rệp ống thân nhỏ, mềm phần lớn có ống, thường tụ tập hàng trăm con trên lá, cành non để hút nhựa cây gây ra hiện tượng lá xoăn, rụng và chết. Ta thường gặp chúng trên cây dâm bụt, hoa cúc, hoa lan, tử đinh hương, hoa đào, ổi, hoa mai... (Hình 26).
♦ Phương pháp phòng trừ: Khi mới có rệp dùng chổi lông quét sạch. Để đề phòng lây lan phải kịp thời phun thuốc Rogor 0,1%, DDVP0,l%.
4. Rận phấn
Rận phấn có thân nhỏ, trên thân có phủ phấn trắng, tụ tập gây hại, dùng vòi hút nhựa cây làm cho lá vàng khô, rụng (Hình 27).
Hình 27. Rận phấn
Ta thường gặp chúng trên lá đỗ quyên, hoa hồng, cúc vạn thọ, trà, hoa lan, quất...
♦ Phương pháp phòng trừ: Dùng Permethrin, Decis, Sumicidin 0,05% để phun. Có thể dùng Rogor,DDVP phòng trừ. Đối với trứng rận có thể dùng DDVP xông hơi, dùng 1ml/ m² dầu sữa.
5. Bọ xít lưới
1- Trưởng thành, 2- Trứng (trên lá phóng to), 3- Bọ xít con; 4- Cành bị hại
Bọ xít lưới thuộc loại thân nhỏ dẹt, dài 3,6mm, rộng 2mm, màu nâu đen, mảnh lưng ngực trước và cánh trước có vân hoa dạng lưỡi; sâu con dẹt dài 1,95mm rộng 0,95mm, ngực trước phát triển, có mầm cánh, bụng phát triển màu đỏ (Hình 28).
Bọ xít lưới mỗi năm có trên 10 lứa gây hại lá đỗ quyên. Phân bố rộng ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
♦ Phương pháp phòng trừ:
- Bắt giết bọ xít khi mới xuất hiện.
- Bảo vệ các loài thiên địch như nhện, kiến.
- Khi bị hại nặng, thiên địch còn ít có thế dùng thuốc Rogor 0.02%,DDVP 0,1%.
- Dùng Furadan vùi vào trong đất chậu hoa (mỗi chậu 5g bón sâu 5cm) có thể đạt được mục đích phòng trừ.
6. Ve lá
Ve lá có thân nhỏ, sáng sống ở dưới lá hút nhựa cây, lá bị hại thành đốm trắng nhạt, rồi khô dần. Ve lá sinh sản nhiều lứa, thích ứng mạnh với khí hậu, thường truyền bệnh virus (Hình 29).
♦ Phương pháp phòng trừ: Phun Dipterex 0,l%; Padan 0,1% hoặc Decis 0,05% để phòng trừ.
7. Bọ hung
Sâu trưởng thành thường ăn hoa, lá, cành non, khi phát dịch có thể ăn trụi lá, hoa.
Ta thường gặp các loài bọ hung xanh đồng hại hoa hồng, anh đào, hải đường. Bọ hung đốm trắng hại dâm bụt, hoa hồng, hải đường (Hình 30).
♦ Phương pháp phòng trừ:
a) Bắt diệt bọ hung.
b) Mùa sinh sản nhiều phun rogor 0,1%.
c) Lợi dụng tính xu quang ban đêm có thể bẫy đèn bắt.
8. Xén tóc
Xén tóc là loại sâu đục thân, mỗi năm đẻ 1 đến nhiều lứa, qua đông bằng sâu non trong thân cành cây Sâu non và sâu trưởng thành đều ăn hại cây, xén tóc gây hại có thể làm cho cây chết.
Ta thường gặp xén tóc hoa cúc, bích đào, mai (Hình 31).
♦ Phương pháp phòng trừ: Khi có sâu trưởng thành cần bắt diệt, dùng tay mây hoặc dây thép móc sâu non trong cây. Cũng có thể tiêm thuốc vào lỗ sâu rồi bịt kín bằng bùn ướt. Thuốc thường dùng là: DDVP, Rogor.
9. Dế mèn
Dế mèn thường gây hại rễ cây con, mỗi năm đẻ 1 lứa. Ban đêm cắn ngang cây mang về hang (Hình 32).
♦ Phương pháp phòng trừ: Dùng thuốc sữa Phoxim 0,1% phun vào gốc cây.
Viết bình luận