Vì sao phải tỉa cành cây hoa và Nội dung của tỉa cành hoa bao gồm những điều gì?

Tỉa cành cây hoa là để cành hoa phân bố đều, tiết kiệm dinh dưỡng, tạo dáng cây và khống chế mọc vống, xúc tiến cây ra nhiều hoa. Các bông hoa nói chung thường mọc trên các cành mới nảy chồi, muốn làm cho cành mới mọc nhanh và khỏe thì phải tỉa bớt các cành già. Các cây mai lá ruối trong vườn đình chùa, bích đào, dâm bụt, và trúc đào trồng chậu,... rất cần phải tỉa cành vào mùa xuân hàng năm. Loại này thường tỉa vào đầu mùa xuân khi cây chưa có dòng nhựa chảy, gọi là tỉa cành kỳ ngủ nghỉ, chủ yếu là tỉa thưa cành và cắt cành quá dài.

Vì sao phải tỉa cành cây hoa Nội dung của tỉa cành hoa bao gồm những điều gì

Một loại nữa là tỉa cành kỳ sinh trưởng thường tiến hành vào mùa hè, chỉ hái bớt chồi, tỉa thưa hoa, thưa quả, cắt bớt các cành dài để điều chỉnh sự sinh trưởng phát triển của cây hoa, như cây chuông vàng treo, hải đường tứ quý... khi cây mới mọc từ hạt hoặc giảm cành nếu mọc vống cao nên kịp thời hái ngọn, xúc tiến cho ra nhiều cành làm cho thân hình vạm vỡ. Đối với cây mai, thạch lựu, bích đào trồng chậu muốn làm cho cây không mọc cao làm cho hình dáng cây đẹp còn có thể uốn chỉnh hình (bằng dây nilông), cần tiến hành uốn vào mùa hè khi cây sinh trưởng mạnh. Trước khi uốn chỉnh hình 1-2 ngày không nên tưới nước để cho cây hơi héo sau đó làm cong dần và chia ra nhiều kỳ uốn cố định từng đoạn, sau khi cố định mới cắt dây nilông.

Nội dung việc tỉa cành gồm 5 điểm

(1) Vào mùa hè tỉa bớt cành yếu, khố và cành mọc quá dày

(2) Hái chồi cành non khi cành mối ra chưa hóa gỗ, để khống chế cành quá dài

(3) Cắt một phần hoặc toàn bộ ngọn cành đã già để cho cành cây có những khoảng trống, có lợi cho hô hấp, thoáng gió

(4) Hái bớt các chồi non mới ra không có tác dụng gì, để nó sẽ lãng phí dinh dưỡng...

(5) Hái bớt các lá mọc quá dày, che ánh sáng, ảnh hưởng đến quang hợp và thông gió, làm cho hoa tươi mập

Viết bình luận