Pha chế hợp chất lưu huỳnh vôi như thế nào và Khi sử dụng cần chú ý những gì?

Hợp chất lưu huỳnh vôi là thuốc dạng nước dầu trong suốt có mùi thối trứng gà, có tính kiềm, gặp axit bị phân giải để lâu trong không khí dễ biến chất và làm cho lưu huỳnh lắng đọng ảnh hưởng đến hiệu quả, nên phải nút kín và đổ thêm dầu hay sáp để cất trữ. Tác dụng chủ yếu của hợp chất là diệt nấm và ăn mòn da côn trùng.

Pha chế hợp chất lưu huỳnh vôi như thế nào và Khi sử dụng cần chú ý những gì

1. Cách pha chế hợp chất lưu huỳnh vôi

- Lưu huỳnh 2 phần, vôi 1 phần, nước 10 phần.

- Trước hết dùng nước nóng hòa tan vôi, thành dạng hồ, thêm bột lưu huỳnh vào trộn đều, rồi thêm cho đủ nước. Đun sôi 40 - 50 phút, khuấy đều trong quá trình đun và thêm đủ lượng nước mất đi do bốc hơi. Khi dung dịch biến thành màu nâu đỏ là được. Lọc qua vải màn. Cân 1 lít dung dịch ta có tỷ trọng của dung dịch nước cốt rồi đổi ra độ Bommê. Dán nhãn và cất kín.

2. Khi sử dụng cần chú ý những gì

- Khi sử dụng ta phải pha loãng. Đối với bệnh hại lá mùa hè ta thường dùng 0,3-0,5⁰ Bommê; đối với nấm qua đông, nấm thân cành và rệp, nhện hại ta thường dùng 4-5⁰ Bommê. Ta phải pha loãng tùy nồng độ nước cốt theo bảng tra (Biểu 4).

- Thuốc này có ưu điểm là để lâu được, có thể phòng trừ hiệu quả đối với bệnh phân trắng, bồ hóng, bệnh đốm than và kết hợp diệt rệp, nhện đỏ, rệp tròn.

3. Khi pha chế ta cần chú ý

- Không dùng nồi kim loại để nâu, lửa không nên quá cao, không để bột lưu huỳnh nổi lên. Cất trữ thuốc phải kín bằng cách đổ thêm dầu hoặc paraphin lên mặt thuốc.

- Không dùng lẫn với nước Boocđô.

Biểu 4. Bảng tra bội số pha loãng từ tỷ trọng nước cốt hợp chất lưu huỳnh vôi

Tỷ trọng

Độ Be

0,5°

0,3°

1,115

15

2,23

3,07

32,35

54,65

1,124

16

2,47

3,37

34,84

58,82

1,333

17

2,72

3,68

37,38

63,06

1,142

18

2,97

4,00

39,96

67,36

1,151

19

3,22

4,32

42,58

71,73

1,160

20

3,48

4,64

45,24

76,17

1,169

21

3,74

4,97

47,94

80,69

1,179

22

4,01

5,30

50,69

85,27

1,183

23

4,28

5,65

53.48

89,93

Viết bình luận