Cách khống chế thai kỳ ra hoa như thế nào?
Mục lục nội dung
Cây cảnh sau thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ chuyển sang sinh trưởng sinh sản, tức là sẽ phân hóa ra nụ hoa, nở hoa, kết trái. Sự hình thành cơ quan sinh sản (hoa) yêu cầu điều kiện bên ngoài nghiêm khắc và phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng, cho nên lúc bình thường đúng mùa cây mới ra hoa, thời kỳ đó yêu cầu phải có ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân mới có thể xúc tiến sự phân hóa ra hoa.
Với nguyên lý đó ta có thể tạo ra các điều kiện bên ngoài thích hợp để khống chế thời kỳ ra hoa của cây cảnh. Cách khống chế kỳ ra hoa có mấy phương pháp sau
1. Khống chế ánh sáng
1.1. Rút ngắn thời gian chiếu sáng
Những loài cây chiếu sáng ngắn trong mùa chiếu sáng dài cần xử lý che tối để rút ngắn thời gian chiếu sáng. Xử lý che tối bằng các tấm nhựa đen. Quá trình chiếu sáng phải kín và liên tục. Tốt nhất là bỏ trong buồng tối. Ví dụ mùa hoa cúc nở vào cuối tháng 8, nếu che tối vào đầu tháng 7, mỗi ngày chỉ cho ánh sáng trong 10 tiếng là có thể ra hoa sớm hơn một tháng; cây trạng nguyên chiếu sáng 10 tiếng mỗi ngày, 2 tháng sau có thể ra hoa; ta còn áp dụng cho cây hoa lan càng cua, hoa tam giác...
1.2. Kéo dài thời gian chiếu sáng
Những loài cây hoa cần chiếu sáng dài, vào mùa đông có điều kiện chiếu sáng ngắn, ta phải kéo dài thời gian chiếu sáng làm cho hoa ra sớm như hoa cúc lá dưa, lay ơn, hoa huệ, mùa đông chuyển vào trong nhà và thời gian chiếu sáng kéo dài thêm đến 14 giờ mỗi ngày và giữ nhiệt độ thích hợp có thể làm cho hoa ra sớm hơn. Như hoa lay ơn mỗi ngày thời gian chiếu sáng kéo dài trên 16 giờ có thể làm cho chúng nở hoa vào mùa đông và mùa xuân.
Nếu muốn kéo dài thời kỳ ra hoa với những cây chiếu sáng ngắn ta kéo dài thời gian chiếu sáng có thể làm cho hoa ra muộn. Với hoa cúc ra hoa vào cuối tháng 8, ta áp dụng chiếu sáng dài hoặc ban đêm bật đèn sáng 2 giờ làm cho hoa cúc có thể ra muộn đến cuối năm hoặc mùa xuân năm sau
2. Khống chế nhiệt độ
Một số loài hoa không nhạy cảm với ánh sáng (loại chiếu sáng vừa) chỉ cần thoả mãn điều kiện nhiệt độ là có thể ra nụ hoa sớm. Như hoa mai, bích đào... muốn hoa nở vào dịp tết, vào cuối thu đem hoa vào nhà ấm giữ nhiệt độ 18-24°C, sau 10 ngày sẽ ra nụ hoa sau đó lại chuyển vào điều kiện nhiệt độ 8-15°C là có thể nở hoa đúng thời gian quy định. Phương pháp tăng nhiệt độ là biện pháp làm cho hoa bước vào trạng thái ngủ nghỉ.
Đối với các loại cây hoa thuộc cây cỏ hoặc rễ chùm trồng ngoài trời như cẩm chướng, dâm bụt 3 màu, hướng dương, mẫu đơn, cúc đồng tiền, đỗ quyên... số ngày tăng nhiệt độ cần suy đoán số ngày từ sinh trưởng phát triển đến khi hoa nở. Nhiệt độ tăng cao dần, khi mới tăng nhiệt độ mỗi ngày đều phải phun nước, giữ nhiệt độ 25- 28°C và ban đêm 15°C. Ngược lại nếu giảm nhiệt độ sẽ kéo dài thời kỳ ra hoa.
Những loài cây hoa ngủ nghỉ qua đông hoặc loại cây củ trước khi nhiệt độ tăng lên mùa xuân thì chuyển vào nhà lạnh cho tiếp tục ngủ nghỉ để kéo dài thời kỳ ra hoa.
Nhiều loài hoa chiếu sáng dài (rễ củ) cần có sự kích thích nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa, như hoa lay ơn phải qua lạnh mùa đông đến mùa xuân nhiệt độ lên cao mới có thể ra hoa. Cho nên vào mùa hè phải xử lý củ giống trong nhiệt độ thấp, phá vỡ ngủ nghỉ mới làm cho cây ra hoa. Rất nhiều cây hoa sống 2 năm và rễ chùm phải qua thời kỳ xuân hoa nhiệt độ thấp mới có thể ra hoa, như quất, cúc mắt trâu. Một số loài cây hoa rễ củ mùa thu cần phải nuôi trong nhiệt độ thấp 6-9°C một thời gian mới làm cho cuống hoa kéo dài như thủy tiên, lan quân tử.
Một số cây hoa mọc nơi nguyên sản mát mẻ mùa hè phải cưỡng bức sau khi ngủ nghỉ mới ra hoa như hoa tai thỏ, hoa hướng dương, hải đường chuông, mùa hè để ở nhiệt độ 28°C mới sinh trưởng tốt và ra hoa.
3. Xử lý chất kích thích
Chất kích thích có tác dụng kích thích và ức chế sinh trưởng. Như chất Gibberellin có tác dụng kích thích ra hoa. Hoa cúc khi bắt đầu phân hóa chồi hoa, phun khí ga có thể xúc tiến ra hoa. Hoa trà tháng 6 bắt đầu phân hóa chồi hoa dùng ga chấm lên nụ hoa, mỗi tuần chấm 2 lần với nồng độ [50×10⁻⁶)-100×10⁻⁶]. Sau 2 tháng nụ hoa sinh trưởng nhanh hơn, sau đó chấm mỗi ngày 1 lần có thể làm cho hoa nở sớm vào tháng 10-11 .
Nhiều loài cây thân cỏ, khi nụ hoa mới phình lên phun 100×10⁻⁶ - 200×10⁻⁶ axit naphtalen, axit indolic, ga đều có thể tăng hiệu quả nở hoa, hoa nở nhanh rõ rệt, còn làm cho hoa đậu quả, quả chín nhanh.
4. Phương pháp khống chế khác
Việc khống chế bằng ánh sáng, nhiệt độ trên phải phối hợp với việc quản lý hợp lý mới đạt được hiệu quả khống chế kỳ ra hoa. Sau đây là những phương pháp xử lý khác.
4.1. Xử lý khô
Ta có thể tạo nên môi trường khô để điều chỉnh sinh trưởng một số loài cây cảnh làm cho sự phân hóa chồi hoa sớm hơn. Hoa cúc trước khi phân hóa chồi hoa có thể làm cho cây khô để xúc tiến sự phân hóa nụ hoa, đồng thời bón thêm phân P và tưới axit boric, làm cho chồi hoa phân hóa nhanh hơn, sau đó tiến hành tưới nước bình thường sẽ khôi phục sự hút nước và chỉ mấy ngày sau là hoa nở.
4.2. Xử lý bằng tia cành và hái ngọn
Hoa hồng, sau khi cắt hoa phải tiến hành tỉa cành để cành mới mọc và có thể liên tục ra hoa ta có thể cắt hoa lần thứ hai. Trong mùa sinh trưởng tỉa cành sớm cây mọc nhiều cành mới sẽ ra hoa sớm; tỉa cành muộn sẽ cho hoa muộn.
Hoa chuỗi đỏ thường hái ngọn có thể kéo dài thời kỳ ra hoa đến hơn nửa năm. Ngoài ra có thể dùng các biện pháp hái nụ, bóc chồi, tiếp ghép để điều chỉnh tốc độ sinh trưởng của cây, khống chế sự ra hoa.
4.3. Khống chế thời kỳ bắt đầu sinh trưởng
Căn cứ vào quy luật sinh trưởng sớm sẽ ra hoa sớm, sinh trưởng muộn ra hoa muộn mà khống chế thời kỳ gieo hạt, trồng cây, lên chậu.
Ví dụ cây hoa cẩm chướng tháng 3 trồng cây tháng 6 nở hoa, tháng 7 trồng tháng 10 nở hoa. Hải đường tứ quý nói chung sau 4-5 tháng là nở hoa, cúc vạn thọ sau khi giâm cành 3-4 tháng là nở hoa. Cúc lá dưa đầu tháng 4 gieo hạt cuối tháng 11 đến tháng 2 năm sau là nở hoa; tháng 6 gieo hạt tháng 2-4 năm sau nở hoa; tháng 10 gieo hạt đến đầu tháng 5 là nở hoa.
4.4. Gây tổn thương cơ giới làm cho hoa nở sớm
Các loại cây cảnh thuộc cây bụi sau khi ra nụ nếu gây vết thương đều có thể làm cho cây ra hoa sớm hơn. Nguyên lý của phương pháp này là ngăn chặn dinh dưỡng quá nhiều trên lá vận chuyển đến bộ rễ để làm cho cây ra hoa sớm hơn.
Viết bình luận